Nhân vật võ thuật

Monday, November 19, 2012

Bàn về tấn pháp Vịnh Xuân

Thế tấn Kiềm Dương Mã là một trong những đặc trưng của môn phái Vịnh Xuân Quyền. Liên quan đến thế tấn này có nhiều truyền thuyết. Chẳng hạn thuyết nói rằng Ngũ Mai sư thái nhìn thấy con dê bị kẹt giữa hai gốc cây mà sáng tạo ra thế tấn này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn đề cập đến một góc cạnh khác. Đó là tác dụng của thế tấn Kiềm Dương đối với các môn sinh Vịnh Xuân.




Trước hết, phải đặt thế tấn này trong cả quá trình luyện tập Vịnh Xuân để thấy được vai trò và ý nghĩa của nó. Vịnh Xuân Quyền theo dòng Diệp Gia không có nhiều bài quyền. Tất cả chỉ gồm 3 bài quyền, 1 bài mộc nhân, 1 bài đao, 1 bài côn. Tuy nhiên 3 bài quyền của Vịnh Xuân được xem như tương ứng với 3 trình độ: sơ cấp, trung cấp, cao cấp của môn sinh.

Ở trình độ sơ cấp, tức là giai đoạn môn sinh mới nhập môn và đang trong quá trình tiếp cận các khái niệm, thủ pháp của môn phái. Tương ứng với nó là bài Tiểu Niệm Đầu. Đặc thù của bài Tiểu Niệm Đầu là từ đầu tới cuối chỉ đứng 1 thế tấn – Kiềm Dương Mã.

Ở trình độ trung cấp, môn sinh học lên Tầm Kiều. Ở bài này, môn sinh được học di chuyển

Ở trình độ cao cấp, môn sinh được học Tiêu Chỉ. Tuy nhiên, theo truyền thống của môn phái, Tiêu Chỉ là bài quyền không truyền thụ phổ biến. Chỉ những người có duyên mới được truyền thụ.

Trở lại thế tấn Kiềm Dương Mã. Theo quy luật tự nhiên, một con người khi sinh ra phải học bò, học ngồi rồi khi đi được vững rồi thì mới học chạy học nhảy. Trong võ thuật, bất kỳ môn nào đều cho môn sinh tập tấn pháp trước khi tập các kỹ thuật. Vịnh Xuân Quyền cũng vậy, yêu cầu về tấn pháp của Vịnh Xuân rất khắt khe. Môn sinh phải đứng vững trong thế tấn Kiềm Dương mới có thể được học các kỹ thuật khác.

Lợi ích của thế tấn Kiềm Dương, như võ sư Từ Thượng Điền (một đệ tử của Tông sư Diệp Vấn) nói, là giúp cho dòng khí trong cơ thể võ sinh lưu chuyển nhịp nhàng. Bên cạnh đó, về mặt kỹ năng chiến đấu, việc đứng trong tư thế hai chân dang ngang, lại còn phải khép hai bàn chân tạo một góc 45 độ sẽ khiến võ sinh cảm thấy khó di chuyển. Khi đứng ở thế tấn này, việc lùi lại là khó. Vì khó lùi thì buộc võ sinh phải hướng về trước để chiến đấu.

Tấn pháp Kiềm Dương đặt trong giai đoạn tập Tiểu Niệm Đầu, là giai đoạn chỉ dạy về kỹ thuật phòng thủ, hóa giải đòn công tạo ra mối quan hệ hỗ trợ nhau. Tấn pháp vô hình đưa người tập vào thế khó tiến lùi buộc họ phải chiến đấu cho nên họ phải tập luyện các thủ pháp của Tiểu Niệm Đầu thật thuần thục mới có thể hóa giải được các đòn tấn công. Ngược lại, khi rèn luyện các thủ pháp kỹ càng, làm chủ được các thủ pháp thì môn sinh lại tự tin và vững vàng đối đầu với các địch thủ khi đứng trong thế tấn Kiềm Dương.

Những yếu lĩnh của thế tấn Kiềm Dương là:
Từ mắt nhìn xuống thấy hai đầu gối trùng với 2 mũi bàn chân
Cảm giác bàn chân bám vững vào mặt đất
Thân trên hơi ngả về phía sau để bụng ưỡn ra trước khi hít thở vào thấy thoải mái.

No comments:
Write nhận xét